Lê Hữu Trác là đại danh y có đóng góp lớn cho nền
y học dân tộc Việt Nam, trong đó có thuốc Nam, kế thừa xuất sắc sự nghiệp “Nam
dược trị Nam nhân” của Tuệ Tĩnh thiền sư. Ông để lại nhiều tác phẩm lớn như Hải
Thượng y tông tâm lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển chắt lọc tinh hoa của y học cổ
truyền, được đánh giá là công trình y học xuất sắc nhất trong thời trung đại
Việt Nam và các cuốn Lĩnh Nam bản thảo, Thượng kinh ký sự không chỉ có giá trị
về y học mà còn có giá trị văn học, lịch sử, triết học.
Cơ Sở Đồ Đồng Bảo Long chúng tôi
chuyên đúc tượng đồng như: tượng bán thân bằng đồng, đúc
tượng phật bằng đồng, tượng nhân vật lịch sử, tượng anh hùng dân tộc… các sản
phẩm đều bằng đồng hoặc được mạ vàng, thếp vàng hay khảm tam khí, ngũ sắc theo
yêu cầu của khách hàng.
Quý khách liên hệ đặt hàng hoặc
xem hàng tại:
Cửa Hàng 1: 621 La Thành - Ba
Đình - Hà Nội
Cửa Hàng 2: 277 Nguyễn Trãi -
Thanh Xuân - Hà Nội
Cửa Hàng 3: 65 Cộng Hoà – P4 –
Tân Bình – TP Hồ Chí Minh
Xưởng sx: Tống Xá - Ý Yên - Nam Định
Hotline: 0978 268 661 - 0915 979
388
Ngoài sản phẩm về tượng
bằng đồng, cơ sở cũng có các sản phẩm về tranh đồng nghệ thuật, đồ đồng thờ
cúng, đồ phong thủy…
Hình ảnh Tượng đồng Lê Hữu Trác:
Tượng đồng Lê Hữu Trác
Đến với chúng tôi,
quý khách có thể đặt các sản phẩm bằng đồng mọi kích thước, mẫu mã theo yêu cầu
với giá thành hợp lý, chất lượng tốt.
Tên sản phẩm: Tượng
Lê Hữu Trác Bằng Đồng 42cm
– Kích thước: cao 42cm, nặng khoảng 18kg
– Chất liệu: đồng đỏ cao cấp
– Quy cách: Tượng danh y ngồi trên tảng đá, tay
chống gậy, sách y đọc dở đặt trên đùi.
– Sản xuất: đúc thủ công tại xưởng đúc tượng đồng
truyền thống Ý Yên Nam Định.
Đây là pho tượng danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu
Trác cỡ nhỏ, đúc theo mẫu phổ thông của các pho lớn đặt tại sân lớn của các
bệnh viện lớn. Pho 42cm thường được đặt ở sảnh, lễ tân, phòng làm việc, bàn làm
việc của các cơ sở y tế, các bệnh viện, các lãnh đạo ngành y dược….
Lê Hữu Trác là vị danh y nổi tiếng tài đức, tinh
thông y thuật, dịch lý và văn chương. Lê Hữu Trác sinh ngày 11 tháng 12 năm
Canh Tí (1720) tại xóm Văn Xá, hương Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng,
trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Tuy nhiên,
cuộc đời ông phần nhiều (đặc biệt là từ năm 26 tuổi đến lúc mất) gắn bó với ở
quê mẹ thôn Bàu Thượng, xã Tĩnh Diệm, huyện Hương Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ
An (nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Ông là con thứ bảy của
tiến sĩ Lê Hữu Mưu và phu nhân Bùi Thị Thưởng.
Hải Thượng là hai chữ đầu của tỉnh Hải Dương và
phủ Thượng Hồng quê cha và cũng là xã Bầu Thượng quê mẹ. “Lãn ông” nghĩa là
“ông lười”, ngụ ý lười biếng, chán ghét công danh, tự giải phóng mình khỏi sự
ràng buộc của danh lợi, của quyền thế, tự do nghiên cứu y học, thực hiện chí hướng
mà mình yêu thích gắn bó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét